Phân biệt nguồn xoay chiều (AC) lập trình và Biến áp

Hiện nay có rất nhiều người quan tâm và chưa biết chính xác về ứng dụng và chức năng của Bộ nguồn điện xoay chiều (AC) lập trình. Vậy nguồn điện lưới khác gì so với máy cấp nguồn xoay chiều có thể lập trình? Nguồn xoay chiều (AC) khác gì với biến áp? Nguồn xoay chiều AC là gì? Tiêu chuẩn điện áp và chênh lệch điện áp ở Việt Nam.

Nguồn điện lưới là gì?

Nguồn điện lưới hay còn gọi là nguồn điện xoay chiều (AC) dưới dạng một pha và ba pha được sử dụng rộng rãi trên thế giới và mỗi nước mỗi khu vực sẽ có tiêu chuẩn cấp nguồn khác nhau. Tại Việt Nam tiêu chuẩn điện áp được áp dụng theo tiêu chuẩn TCVN 7995 : 2009 với dải điện áp hoạt động tiêu chuẩn như sau:

Điện áp danh nghĩa (Định danh) của các hệ thống 220/380V và 240/415 V hiện nay phải chuyển dần về giá trị danh nghĩa khuyến cáo 230/400V có dải tần 50Hz, độ chính xác: ± 10 %

Tại sao khi kiểm tra sản phẩm không sử dụng nguồn điện lưới mà cần sử dụng nguồn xoay chiều (AC) lập trình?

Nguồn xoay chiều (AC) lập trình là gì? là bộ nguồn có thể thiết lập tạo ra các giá trị chính xác và cố định với độ chính xác cao, nhằm đảm bảo ổn định khi kiểm tra đánh giá sản phẩm giúp đảm bảo tiêu chuẩn và chính xác nhất. chính vì vậy nguồn điện lưới không thể đáp ứng được các yêu cầu chính xác và linh hoạt trong quá trình thử nghiệm sản phẩm.

so sánh nguồn xoay chiều với các nguồn khác
sự khác biết nguồn AC lập trình với nguồn điện lưới

Lý do chính khi sử dụng nguồn xoay chiều (AC) lập trình để kiểm tra sản phẩm:

  • Nguồn AC lập trình: cho phép cài đặt, duy trì điện áp, tần số ở mức ổn định cao, đảm bảo độ chính xác của kết quả thử nghiệm.
  • Nguồn điện lưới: Điện áp và tần số biến động, đặc biệt trong điều kiện tải không ổn định hoặc có sự cố trên điện lưới dẫn đến ảnh hưởng kết quả thử nghiệm.
  • nguồn xoay chiều lập trình có thể tạo ra các sự cố về điện như: quá tải, ngắn mạch, mất pha, tạo ra sóng hải để kiểm tra khả năng chịu đựng của sản phẩm. điều này giúp đánh giá độ bền và độ tin cậy của sản phẩm.

Tại sao biến áp không thay thế được nguồn xoay chiều lập trình?

Biến áp là gì? biến áp là một thiết bị điện tử dùng để truyền tải và biến đổi điện năng xoay chiều tăng hoặc giảm điện áp theo một tỷ lệ nhất định và không làm thay đổi tần số.

phân biệt nguồn AC lập trình với biến áp tự ngẫu
phân biệt nguồn AC lập trình và biến áp

Biến áp tự ngẫunguồn AC lập trình đều là những thiết bị làm việc với điện áp xoay chiều, nhưng chúng có những chức năng và khả năng khác nhau, dẫn đến việc biến áp tự ngẫu không thể hoàn toàn thay thế được nguồn AC lập trình trong các thử nghiệm sản phẩm.

Lý do biến áp không thể thay thế nguồn AC lập trình cấp nguồn kiểm tra sản phẩm là:

Nhược điểm biến áp tự ngẫu so với nguồn AC lập trình

  • Chỉ có khả năng tăng hoặc giảm điện áp đầu vào theo một tỷ lệ cố định, dựa trên số vòng dây của các cuộn dây. Bạn không thể thay đổi liên tục và linh hoạt điện áp đầu ra như một nguồn AC lập trình.
  • Chỉ duy trì hình dạng sóng sin của điện áp đầu vào.
  • Không có các tính năng bảo vệ quá tải, quá áp, ngắn mạch như một nguồn AC lập trình. Điều này có thể gây ra hỏng hóc cho thiết bị đang thử nghiệm hoặc người vận hành.
  • Chỉ cung cấp nguồn điện ổn định.

Ưu điểm bộ nguồn xoay chiều lập trình AC

  • Cho phép điều chỉnh điện áp, tần số, hình dạng sóng một cách chính xác và liên tục trong một phạm vi rộng, đáp ứng nhiều yêu cầu thử nghiệm khác nhau.
  • Có thể tạo ra nhiều dạng sóng khác nhau như vuông, tam giác, xung, giúp mô phỏng các điều kiện làm việc thực tế phức tạp hơn.
  • Được trang bị các chức năng bảo vệ để đảm bảo an toàn trong quá trình thử nghiệm.
  • Có khả năng tạo ra các dạng sự cố như quá tải, ngắn mạch, mất pha, sụt áp để kiểm tra khả năng chịu đựng của thiết bị.

Tóm lại: biến áp tự ngẫu chỉ có khả năng thay đổi điện áp, trong khi nguồn AC lập trình cung cấp nhiều tính năng hơn, linh hoạt hơn và đáp ứng được nhiều yêu cầu thử nghiệm phức tạp hơn.

Bảng so sánh các tính năng của biến áp tự ngẫu và nguồn AC lập trình

Tính năng Biến áp tự ngẫu Nguồn AC lập trình
Điều chỉnh điện áp Hạn chế, theo tỷ lệ cố định Liên tục, chính xác trong phạm vi rộng
Hình dạng sóng Chỉ sin Sin, vuông, tam giác, xung,…
Bảo vệ Không Có (quá tải, quá áp, ngắn mạch)
Tạo sự cố Không
Linh hoạt Thấp Cao

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

//bắt đầu thanh liên hệ chạy dọc website